Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Trời ơi!

Làm Trời còn biết kêu ai?
Trong tay số phận, tương lai hạ trần
Dưới kia than vãn muôn lần
Trời xanh thấu được mấy phân hả người
Vậy chi tự biết mỉm cười
Thôi ta quyết định cuộc chơi của mình!

Kem túi

Ngày xưa bé tí tranh nhau
Túi kem vị mía, vị rau, vị dừa
Nửa trăm một túi còn thừa*
Để dành lúc khát lại đưa mua liền.

(50 đồng/ cái) đời đầu 8x

Ca xĩ...

Mẹ cha cái lũ đón đưa
Sáng đi rồi lại về trưa mệt nhoài
Cứ rêu rao mỗi mấy bài
Cuối cùng cũng chỉ một loài xướng ca!

Đại gia!!!

Giàu mà được tính bằng đô,
Thì em nghèo lắm chẳng so sánh gì.
Chỉ đong tình nghĩa bằng bì*
Yêu thương bằng tải, từ bi bằng thùng!

(*)Bì: Bao

Phố

Chưa đi phố cổ Hà Thành
Đi rồi mới biết rằng anh vẫn gà
Lượn quanh từ lúc chiều tà
Tìm mua miếng vải thêu hoa song tình
Ngỡ em Hàng Mã nhà mình
Có bày bán đủ đồ xinh trong này
Đi cho đến lúc chau mày
Đến hoa cả mắt, đến cay cả tròng
Hỏi han các bác lòng vòng
Chỉ qua Hàng Quạt cho xong đỡ phiền
Chạy sang cũng đếch có liền
Quặt lên Tô Tịch thấy điên hết người.
Khách mua, chủ bán tươi cười
Khổ thân "bạn trẻ ba mươi" mếu mồm!

Nhủ

Lòng con mong mỏi đường về
Việc công còn để bộn bề giữ chân
Đứng ngồi sao những phân vân
Ruột gan lửa đốt muôn phần Người ơi ...

Ai?

Mỗi bước em đi để mặc người
Vui buồn níu lại chút thảnh thơi
Sao nói chữ yêu rồi bay mất
Sao đứng một mình, đứng lẻ loi!

Flappy Bird

Mở mồm khuyến dụng hàng Việt Nam
Mà khi đứng top lúc xếp hàng
Lại chính dân ta dìm ta ngỏm
Tự cắt dái mình cống ngoại bang
Ngẫm đi mới thấy đời vô cảm
Trông về chỉ khổ mấy hiền nhân
Biết thế ngao du ngoài thiên hạ
Dâng đức, dâng tài sướng bản thân!

Đoàn kết?

Lịch sử vốn dĩ vẫn tự hào
Dân mình một dạ lúc khổ lao.
Vậy cớ sao khi bình trị đến
Lại giẫm lên mày: Đéo bằng tao!!!!

Đất lành

Tự hào đất Việt,
Người ném đi đâu,
Để quả táo tầu,
Bênh con chim nhảy.

Rồi mà cười khẩy,
Khi hạ gục chim,
Tài bị nhấn chìm,
Danh kia bị nhọ.

Để một ngày nọ,
Táo rước chim đi,
Đừng có làm gì,
Níu chân chim nữa!

Xưa

Tự xưa chẳng biết bao giờ,
Thu về nắng tỏa trên bờ vai em
Nụ cười chẳng có hơi men
Mà sao lắm kẻ lèm nhèm ngất ngây!

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Thần tài lộc cóc 3 chân


Theo truyền thuyết của người Hoa, thì Thiềm Thừ vốn là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo Tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, để thể hiện sự phục thiện, sự cải tà quy chính với tiên ông Lưu Hải. Vì vậy Thiềm Thừ được người Hoa trân trọng như một trong những con vật linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành.

Nó thường ngậm đồng tiền cổ trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc vào nhà. Người Hoa từ xưa tới nay đều tin rằng nếu họ nhà có ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Như vậy cóc biểu tượng cho điềm lành. Đã vậy đây lại là cóc tài lộc nên giữ trân trọng ở hàng thứ 2 sau vật phong thủy số 1 là Tỳ Hưu.

Do đó Thiềm Thừ là biểu tượng của tài lộc và yên lành, là vật phẩm may mắn trong công việc làm ăn, sự bình an cho gia đạo. Nên mọi người thường hay dùng để biến xấu thành tốt trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng bà con, bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự.

Nhưng khác với người Hoa người Việt mình thương chưng bày Thiềm Thừ trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài để kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong để đem tài lộc vô nhà. Thực ra những con vật thiêng liêng trong phong thủy, nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán lâu đời của mọi người dân xứ sở này. Vì vậy ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc sử dụng những con vật thiêng liêng vào phong thủy nhà cửa, sao cho có hiệu quả thiết thực nhất và tránh sự phản tác dụng.

Trong đó việc an vị Thiềm Thừ ở vị trí nào trong nhà sao cho có hiệu quả, thì chúng ta đã biết như trên, tốt nhất là tại 2 góc của chính phía trên trong phòng khách, và đầu của Thiềm Thừ đang ngậm đồng tiền cổ quay vô nhà, như thế Thiềm Thừ đang nhảy vô nhà để mang của cải tài lộc vô nhà chủ.

Tương tự như vậy chúng ta đặt Thiềm Thừ ở của hàng, ở công ty, nhưng phải nhớ là đầu của Thiềm Thừ phải quay vô phía trong cửa hàng hoặc công ty. Cũng có thể đặt Thiềm Thừ nằm ở dưới gầm bàn, bên trong tủ, nhưng đầu phải qua vô trong. Tất nhiên, không ai làm ngược cách trên, là đặt đối diện với cửa chính, chẳng hạn như đặt Thiềm Thừ tại trang Thổ Địa – Thần Tài, đầu quay ra ngoài cửa chính với miệng đang ngậm đồng tiền cổ. Đây là biểu tượng cho sự hao tài, như vậy Thiềm Thừ thay vì tài lộc vô nhà cho gia chủ, thì ngược lại mang tài lộc của gia chủ ra hết ngoài.

Nhưng Thiềm Thừ thế nào mới được linh khí?

Nếu làm bằng bột đá được nghiềm nát và trộn với keo đặc biệt và cho vào khuôn đúc, để sản xuất hàng loạt theo công nghệ thay vì thủ công tuy hình rất đẹp và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất thủ công.

Nhưng linh khí của loại tượng bột đá này rất ít vì đá thiên nhiên đã bị nghiền nát, đã phá vỡ linh khí đã tích tụ hàng triệu năm, chỉ còn lại một ít linh khí mà thôi.

Có những hình tượng Thiềm Thừ bằng đồng, Thuộc loại hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch( hành Thổ) này được “ tương sinh”. Vì Thổ sinh Kim. Nhưng linh khí không đầy đủ bằng đá thiên nhiên, vì đồng đã được nung chảy để đổ vào khuôn đúc.

Hơn nữa khi đến Hạ Nguyên Vận 9 thuộc Cửu Tử(hành hỏa): Từ năm 2024 đến năm 2043(chu kỳ 20 năm). Mà hỏa thì khắc Kim, nên vật liệu bằng đồng(hành Kim) đến đầu Hạ Nguyên Vận 9, tức năm 2024 thì hình tượng bằng đồng(hành kim) người ta sẽ không sử dụng nữa. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng hình tượng bằng đá thiên nhiên để có thời gian lâu dài, và ở Hạ nguyên Vận 9 thuộc Cửa Tử( hành Hỏa) thì được “tương sinh” , vì Hỏa sinh Thổ. Và hơn nữa đá thiên nhiên thuộc hành Thổ, còn giữ trọn vẹn linh khí của Trời Đất qua hàng triệu năm, và được sử dụng vào cả Hạ nguyên Vận 8 và Vận 9(2004 đến năm 2043) được “ Tương vượng và tương sinh” rất phù hợp, vì vậy việc sử dụng vật phẩm phong thủy đá thiên nhiên là cách lựa chọn tốt nhất

Thiềm Thừ – Cóc Tài lộc

Chỉ đứng sau Tỳ hưu, Thiềm Thừ hay Cóc ba chân (Cóc tài lộc) được xem là linh vật phong thủy chiêu tài, tịch tà và hộ gia.
Cóc vàng mời gọi tiền tài

Thiềm Thừ ngậm tiền thường có thể nhìn thấy gần máy tính tiền, két sắt, nơi tiếp khách, bàn làm việc và văn phòng tại các nước phương Đông.

Riêng nếu có dịp du lịch sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong gia đình Trung Quốc, nhà ai cũng chưng Tỳ Hưu để chiêu tài khí bốn phương, tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh và sức khỏe. Tuy nhiên, khi được chủ nhà mời nước tại phòng khách, nếu để ý một chút ở phía cửa ra vào bạn sẽ thấy hai chú cóc ngậm đồng tiền cổ đang quay đầu vào nhà.

Nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình tròn, bên trong là hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau (gần giống vòng tròn Bát Quái).

Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ.

Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành và tài lộc. Lúc quay đầu cóc vàng ra nói: “đi ra ngoài kiếm tiền đi”, còn khi quay đầu vào, nói: “đem tiền về nhà nhé”!

Truyền thuyết cóc ba chân


Theo truyền thuyết cóc ba chân hay cóc vàng, có thể nhả ra vàng, là vật vượng tài.

Tương truyền ngày xưa có một tu sĩ tên là Lưu Hải đã dùng kế để thu phục cóc vàng yêu quái và thành tiên. Lưu Hải vốn là đệ tử của Lã Động Tân, thích chu du tứ hải, hàng yêu phục ma, bố thí tạo phúc nhân thế.

Lúc Lưu Hải hàng phục được con yêu tinh cóc, nó đã bị thương và cụt mất một chân, cho nên sau này cóc vàng chỉ có ba chân. Từ đó, cóc vàng thuần phục dưới trướng của Lưu Hải, chuyên nhả ra tiền vàng để giúp cho dân nghèo và được gọi là CHIÊU TÀI THIỀM (cóc vàng mời gọi tiền tài ).

Tạo hình của cóc vàng rất nhiều, thường là ngồi trên thỏi vàng, trên lưng của cóc vàng đeo xâu tiền vàng, thân thể béo tròn, toàn thân toát lên vẻ phú quý sung túc.

Điều này có ngụ ý: “Thổ bảo phát tài, tài nguyên quảng tiến” (nhả ra của quý làm cho chủ nhân phát tài, có cóc vàng trong nhà tiền bạc cứ lũ lượt theo vào), cho nên trong nhân gian có câu: ” đắc kim thiềm giả tất phú quý” (người có được cóc vàng chắc chắn sẽ giàu to).

Người xưa cũng lưu truyền câu “thiềm cung triết quế” dùng để ví von với người thi đỗ tiến sĩ, theo truyền thuyết trong Nguyệt Cung có con Cóc ba chân vì thế mà người ta gọi Nguyệt Cung là Thiềm Cung (nghĩa hán việt: thiềm là cóc ).

Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.

Trình tự “khai quang điểm nhãn” cho Thiềm Thừ: 1. Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ. 2. Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa. 3. Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ. 4. Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm. 5. Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ. 6. Lấy một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là “khai quang điểm nhãn”. 7. Khai quang hoàn tất.

Thiềm Thừ khi “thỉnh” về cũng cần làm thủ tục “khai quang điểm nhãn” tương tự như Tỳ Hưu, tuy nhiên vẫn có chút khác biệt.

Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.

Có ý kiến cho rằng nên chưng Thiềm Thừ trong phòng khách, buổi sáng nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối thì quay ngược đầu cóc vào nhà. Điều này hàm ý “đớp” tiền ở ngoài rồi “nhả” vào nhà mình.


Cách khai quang điểm nhãn cho Thiềm Thừ

1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.

2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.

3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.

4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.

5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.

6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.

7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừsau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. ( vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì lí do này!).


&&&&

Theo truyền thuyết dân gian, tài thần có văn tài thần và võ tài thần. Nhưng liên quan tới con cóc (thiềm thừ), thì phải nhắc đến truyền thuyết "Lưu Hải câu cóc". Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, tác giả cuốn Thần tài, tín ngưỡng và tranh tượng (NXB Văn hóa, 1997), trong các vị thần tài mà dân gian đang thờ, có một vị tiên được tôn tài thần là Lưu Hải. Vị tiên này thường được thể hiện là một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân – gọi là thiềm, hay mang trên vai những sợi dây buộc quả trứng với các đồng tiền vàng. Theo truyền thuyết, ông ta là tể tướng dưới triều vua Thái Tổ đời Lương (907-926). Sau đó, ông ta từ quan về ở ẩn. Lưu Hải đã gặp Lữ Đồng Tân – một trong bát tiên và học được bí pháp luyện quặng vàng thành linh đan trường sinh bất tử. Ông sống đời ẩn sĩ và đã tu thành tiên.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phúc Kiến. Ông ta đã câu được một con cóc ba chân ở một cái giếng. Lưu Hải về sau đã trở thành tiên.

Ảnh tượng thường thể hiện Lưu Hải câu cóc và Lưu Hải luôn mang sợi dây kết những đồng tiền vàng nên được thế nhân cho là tài thần. Những người làm nghề thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ Lưu Hải trên hai cánh cửa tiệm buôn để cầu tài. Trong những năm gần đây, có một loại tượng cóc ba chân (và cóc ngậm đồng tiền vàng) đã được tạo tác độc lập không gắn với truyền thuyết Lưu Hải, bán rộng rãi trên thị trường và con vật này coi như có uy linh thần kỳ phò trợ cho sự làm ăn buôn bán phát tài, sự giàu có! Có thể nói đó là loại cóc "vàng" 3 chân... hiện đại!

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

An toàn

Đèn mà soi nhám đường khô
Bóng in phẳng lặng táp vô ướt liền
Những ai cận mắt cảm phiền
Kéo ga nhè nhẹ xế điên bớt nhiều
Nhậu say thì hãy biết điều
Ngồi sau bạn chở, liêu xiêu bạn dìu
Phạm quy đừng có ỉu xìu
Đưa ngay tiền phạt bao nhiu cũng vừa
Lỡ va chạm chớ đổ thừa
Cùng nhau vui vẻ, tớ đưa bạn về
Đua xe cái chết cận kề
Rú ga inh ỏi tiếng chê cúi chào
Ngõ kia hẹp quá đừng vào
Kẻo xe ra phải chạm vào số lui
Giật mình lách tách dùi cui
Mấy anh cơ động thụt lùi phía sau
Đèn vàng mà cố đi mau
Có ngày nằm viện chăm nhau suốt đời
Phố đông la hét nói cười
Đàn anh nhìn đểu là ngươi vỡ đầu
Xe ngon độ rõ là ngầu
Chắc con mấy bả nhà giầu chức cao
Ngược chiều mà cứ phi lao
Nguyên nhân ùn tắc xếp vào hạng A
Một mình giữa phố ta qua
Đứng trên bục hẳn chính là công an
Bình thường chỉ trỏ rất ngoan
Đến khi có dịp anh toàn núp cây
...
Chợt còi gào hú quanh đây
Cứu thương hối hả, chuyện đầy máu me!

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Ngậm ngùi

Nụ cười mặn đắng trên môi,
Hỏi sao duyên nợ bao đời vấn vương?
Mấy ai có được người thương,
Ai đi hết được con đường nguyệt hoa!

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Mùi

Nghếch mông kéo một tiếng đàn,
Thấy đời thum thủm héo tàn tuổi xuân!

Tình Nghĩa

TÌNH ơi sao chửa nở hoa,
Để cho NGHĨA được mặn mà cùng em!

Hương đêm

May

Sáng nay lê lết đến trạm xăng,
Đổ đầy anh nhé! hét cho hăng.
Bỗng dưng chột dạ, tiền chưa rút.
May quá vẫn còn dắt kẽ răng!

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Tiễn hoa

Nếu biết rằng em sẽ lấy chồng
Anh ngồi nhớ thuở hẹn đồi thông
Mong ngóng em qua rồi hu hí
Hai đứa vui cười suốt mùa đông.

Mới biết rằng em sẽ lấy chồng
Qua đò thả cọc dưới lòng sông
Ngăn chúng đưa em về bên đó
Chặn đắm hết thuyền với lọng không.

Đã biết rằng em sẽ lấy chồng,
Anh về cày ruộng quyết làm nông
Xới tung hết đất trồng rau muống
Chăm bẵm đến hồi chén là xong.

Giao thừa

Nghe giai điệu cũ thấy nao nao,
Nhu nhú lộc quanh mấy nhánh đào,
Bên ly rượu trắng nàng Xuân hỏi,
Ai uống cạn rồi? Biết nói sao...

Chúc mừng năm mới!

Năm mới năm me chúc phát tài.
An khang đầy đủ, phước lai rai.
May mắn nhân đôi, tiền đầy túi.
Mã đáo tung hoành chiến công oai!

Mùng 1

Nắng chiếu xuyên mành trên tán thưa.
Vô trong nhà hỏi có ai chưa?
Tớ sang xông đất cho vàng óng
Để năm mới về bớt gió mưa!


Đẹp trời

Nắng ấm, trời xanh, gió lượn quanh,
Đâu đó con chim hót chuyền cành,
Khúc hát Xuân sang đời tươi mới,
Cao vút điệu tình em với anh!


Đái bậy

Đồng không mông quạnh khách vãng lai
Là cái thằng tôi đứng thở dài
Moi móc, mân mê rồi vung vẩy
Trút sạch nỗi buồn chẳng riêng ai.

Mùng 3

Mới đó mà sao cũng nửa ngày
Trưa trầy trưa trật mới loay hoay
Xắp mâm cơm cúng mùng ba tết
Đồ đã nguội rồi, khói vưỡn bay!

Quấn

Khổ thân hai miếng trầu cau
Sớm chưa tỉnh dậy lại mau tách rời
Cau không đủ ấm ở người
Trầu đương ngủ vội bởi đôi nước dòng.
Thương cau còn những phiền lòng
Trầu như vàng cả mặt trong lẫn ngoài...

Cạn

Đàn ông rằng vẫn giếng khơi.
Đàn bà muôn thuở cái cơi đựng trầu.
Sao không hiểu rõ ngọn đầu.
Buông lời nói lại sinh đâu chữ buồn!

Mừng thọ

Tám mươi mùa xuân đã qua rồi,
Hoa về mừng thọ bác cả tôi,
Cháu con trên khắp miền đất nước,
Dâng về thành quả những ngày nôi.

Hỏi?

Bố ơi, viên phấn để làm gì?
Phấn dùng viết bảng chứ làm chi
Bụi bay bạc tóc thầy cô đó,
Khôn lớn sau này nhớ tạc ghi.


Bố ơi, quyển sách nó như nào?
Mà sao lắm bạn muốn được trao
Có bao kiến thức nằm sâu kín
Cứ học chăm là trí lại cao.

Bố ơi, trời tối có nhiều sao,
Muốn lên trên đó phải thế nào?
Hãy trau dồi những gì con có,
Và đến một ngày thỏa ước ao.

Thế giới vì sao lại chiến tranh?
Bởi lắm kẻ tham muốn giật giành
Lớn lên con nhớ làm thiên sứ,
Gắn kết địa cầu nước em anh.

Lỡ hẹn

"Lòng con mong mỏi đường về
Việc công còn để bộn bề giữ chân
Đứng ngồi sao những phân vân
Ruột gan lửa đốt muôn phần Người ơi!"

A di đà phật, hẹn về hội chùa mà lỡ, con mắc tội rồi...

Ỉa

"Buồn rơi một nửa, buồn rơi mất
Nước cuốn chung quanh, nước úa màu!"

Dễ và khó

Bạn thời kiếm sống cùng nhau,
Bè thời thủ thỉ muốn mau tiêu xài,
Chỉ khi độc bước đường dài,
Mới hay bè bạn, có ai thương mình!

Dù vẫn biết là thế, nhưng sống gần nửa đời người mà vẫn còn đó những sai lầm...